Top 8 Nghề có thu nhập cao dành cho phụ nữ trong 2019


Dược sĩ

  • Mức lương: trung bình 10 – 20 triệu đồng/tháng

Nghề dược là nghề liên quan đến dược phẩm (thuốc), được phân ra nhiều lĩnh vực như: Nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người…Dược học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hoá học và sinh học – hai ngành quan trong nhất mà người ta dùng kiến thức của nó để bào chế ra các dược phẩm phục vụ cho sức khoẻ con người.

Dược sĩ là những người thực hành nghề dược (làm công tác chuyên môn về dược) trong ngành Y tế. Họ cũng tham gia vào quá trình quản lý bệnh tật qua việc tối ưu hóa và theo dõi việc điều trị dùng thuốc hoặc giải thích các kết quả xét nghiệm lâm sàng, thông qua kết hợp với thày thuốc hoặc các nhân viên Y tế khác.

Tại các cơ sở khám chữa bệnh các dược sĩ (dược sĩ lâm sàng) giới thiệu các thuốc mới (đặc biệt là thuốc kê đơn) cho các cho các thầy thuốc, hoặc tư vấn về sử dụng thuốc và sức khỏe cho người dân và cộng đồng nơi nhà thuốc hoạt động (dược sỹ làm việc tại các nhà thuốc). Họ cũng là một chuyên gia về thuốc, chuyên gia về các xét nghiệm sinh hóa lâm sàng khi tham gia vào quyết định dùng thuốc ở các trường hợp đặc biệt trong các cơ sở trên (dược sỹ tham gia hội đồng tư vấn thuốc và điều trị).

Ngoài ra dược sĩ còn làm việc trong ngành sản xuất dược phẩm (công nghiệp bào chế), ngành kinh doanh (phân phối và cung ứng thuốc), các cơ sở kiểm tra chất lượng thuốc (kiểm nghiệm thuốc), nghiên cứu thuốc mới (Research and Development), quản lý nhà nước, giảng dạy tại các cơ sơ đào tạo Y Dược.

Một số tố chất cần có của người theo nghề Dược sỹ:

  • Lòng nhân hậu, thương người, sự cảm thông và chia sẻ
  • Khả năng giao tiếp tốt, phong thái cởi mở, biết cách tạo sự tin cậy
  • Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu
  • Kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ
  • Có đôi bàn tay khéo léo, có sức khỏe tốt, đặc biệt có thần kinh vững vàng
  • Học tốt môn sinh học, hóa học

Thiết kế thời trang

  • Mức lương: 15 – 20 triệu đồng/tháng

Thiết kế thời trang là một nghề nghiệp đặc thù, nó đòi hỏi năng khiếu như một yêu cầu bắt buộc. Đó là sự nhạy cảm về đường nét, màu sắc, kiểu dáng; là sự cảm nhận tốt về sự cân xứng và tỉ lệ; có cái nhìn vừa tổng thể vừa tỉ mỉ, chi tiết. Khả năng tạo hình và óc thẩm mỹ giúp biến các ý tưởng rất phong phú của bạn (như các trang phục lấy cảm hứng từ con vật, từ các công trình kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên hay họa tiết dân tộc…) thành các sản phẩm hoàn thiện, đẹp và tạo thoải mái, tự tin cho người mặc.

Có thể nói rằng niềm đam mê quần áo, phụ kiện là một điểm cộng dành cho phái nữ trong lĩnh vực này. Phụ nữ không chỉ nhẹ nhàng, tinh tế mà họ còn có niềm yêu thích rất lớn trong việc thiết kế thời trang dành cho chính mình và người khác. Vì vậy, nếu một người phụ nữ chọn thiết kế thời trang là nghề nghiệp mưu sinh của mình, hãy yên tâm là họ sẽ toàn tâm toàn ý làm công việc đó một cách hết mình. Một lợi thế nữa của phái đẹp khi bắt đầu với công việc này chính là sự nhạy bén và tinh tế trong quan sát, cũng như họ hoàn toàn có thể bắt đầu công việc với những dụng cụ đơn giản như bút, thước, máy may…

Hơn thế nữa, ngày nay nhu cầu làm đẹp của con người đang không ngừng nâng cao mỗi ngày. Chính vì thế, việc ăn mặc đang trở nên hot hơn bao giờ hết. “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, chính việc ăn mặc đã trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá con người trong thời đại mới. Do nhu cầu đó, không có gì ngạc nhiên khi thiết kế thời trang trở thành 1 trong 11 việc làm lương cao dành cho phái nữ. Một nghiên cứu ở Việt Nam cho biết mức lương trung bình dành cho nữ giới trong lĩnh vực thiết kế thời trang là 15 – 20 triệu đồng một tháng. Đây rõ ràng là một việc làm lương cao tuyệt vời dành cho phái nữ phải không nào?

Y tá

  • Mức lương: trung bình 12 triệu đồng/tháng

Trong xã hội hiện nay Y tá là công việc khá phổ biến. Hầu hết các y tá làm việc với các bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác. Một số y tá giám sát các y tá thực tập, các trợ lý điều dưỡng và trợ lý chăm sóc sức khoẻ tại nhà. Công việc hàng ngày của y tá thường phụ thuộc nơi làm việc của họ. Ví dụ, một y tá chuyên khoa ung thư có thể làm việc với bệnh nhân ung thư hoặc một y tá người cao tuổi có thể làm việc với bệnh nhân cao tuổi. Một số y tá đăng ký kết hợp một hoặc nhiều lĩnh vực thực hành. Ví dụ, y tá khoa sinh học về trẻ em làm việc với trẻ em và thanh thiếu niên.

Điểm cộng cho phụ nữ trong ngành này chính là sự chu đáo khi chăm sóc người khác. Vốn có kinh nghiệm từ việc chăm sóc gia đình, phụ nữ dễ dàng tiếp cận và thực hiện công việc này một cách hết mình. Với tốc độ phát triển của thế giới cũng như Việt Nam hiện nay, nhu cầu về y tá là không bao giờ thiếu.

Y tá là ngành nghề chăm sóc sức khoẻ lớn nhất. Họ làm việc trong bệnh viện, văn phòng bác sĩ, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà và các cơ sở chăm sóc. Những người khác làm việc trong các trường học hoặc phòng khám ngoại trú, hoặc phục vụ trong quân đội. Y tá chăm sóc sức khoẻ tại nhà và y tá công cộng đi đến nhà của bệnh nhân, trường học, trung tâm cộng đồng, và các địa điểm khác.

Ngoài ra, công việc của y tá có thể đặt họ tiếp xúc gần gũi với những người có bệnh truyền nhiễm, và họ thường xuyên tiếp xúc với các loại thuốc và các chất gây nghiện nguy hiểm khác. Do đó, y tá phải tuân theo các hướng dẫn nghiêm ngặt, chuẩn để phòng bệnh và các nguy hiểm khác, như bức xạ, kim tiêm ngẫu nhiên, hoặc các hóa chất được sử dụng để tạo ra một môi trường vô trùng và sạch sẽ.

Chuyên viên quan hệ công chúng (PR)

  • Mức lương: trung bình 25 triệu đồng/tháng

PR là tên viết tắt của Public Relations có nghĩa là Quan hệ công chúng. Bản chất của nghề quan hệ công chúng là cải thiện cái nhìn về một người, một công ty, phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ. Nhân viên PR phải có khả năng thuyết phục. Và mặc dù hiệu quả không thể sờ thấy được, việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía khách hàng, công chúng là những kết quả cuối cùng mà bạn phải đạt tới.

Quan hệ công chúng được định nghĩa là các phương pháp và hoạt động giao tiếp do một cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ sử dụng để nâng cao sự hiểu biết và xây dựng mối quan hệ tích cực với các đối tượng bên ngoài. Tuỳ theo chức năng và phạm vi hoạt động ở mỗi công ty, các nhân viên PR còn được gọi là CORA (Corporate and Regulatory Affairs – Công việc đoàn thể và điều tiết) hay là EA (External Affairs – Công việc đối ngoại). Trong hầu hết các sự kiện có tính chất quan trọng nổi bật tại công ty, người ta đều thấy sự tham gia của các nhân viên PR. “Họ có thể chỉ như một thành viên trong dàn, nhạc nhưng cũng có thể là nhạc trưởng. Dù ở vị trí nào thì hoạt động của họ cũng có một vai trò đặc biệt – Đó là tạo ra cho công ty một hình ảnh lành mạnh với những cam kết làm ăn lâu dài”.

Vai trò chính của nhân viên PR trong hoạt động xúc tiến thương mại là giúp công ty truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông điệp này, các nhân viên PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng hơn. Trong các doanh nghiệp hiện nay, phạm vi hoạt động của nhân viên PR rất rộng, nhưng đa phần tập trung ở các mảng: tổ chức các sự kiện đặc biệt, khắc phục những bất ổn, quan hệ với giới truyền thông, với các cơ quan hữu trách… Bên cạnh đó, PR còn làm các công việc như trích lục thông tin, tài trợ, từ thiện, đối nội…

Bằng việc tổ chức các sự kiện đặc biệt như họp báo, giới thiệu sản phẩm mới, hội nghị khách hàng, các cuộc thi…, nhân viên PR sẽ thu hút được sự quan tâm của những người có liên quan và báo giới. Công ty nhờ vậy có thể được nhanh chóng quảng bá tới công chúng. Bên cạnh đó, sự tích cực quan hệ với báo giới và cơ quan chính quyền của nhân viên PR sẽ giúp công ty kịp thời ngăn ngừa hoặc giải quyết các rắc rối hoặc khủng hoảng tiềm ẩn có thể xảy ra. Ví dụ, một bức thư khiếu nại về chất lượng hay một bài báo thiếu thiện chí về một sản phẩm nào đó có thể sẽ không xuất hiện trên mặt báo, nếu nhân viên PR của công ty biết sớm thông tin này và tiến hành đàm phán với các bên có liên quan. Khi làm nhiệm vụ trích lục thông tin, nhân viên PR sẽ theo dõi báo chí thường xuyên và kịp thời phản ánh những thông tin bất lợi để công ty có những quyết sách hợp lý.

Các nhân viên PR thường xuyên bận rộn với đủ thứ công việc: lập kế hoạch khuếch trương hình ảnh công ty, triển khai hành động, xem xét các nguy cơ có thể xảy ra từ một hoạt động nào đó, tìm cách giải quyết những rắc rối liên quan tới hình ảnh công ty… Trong quá trình làm việc, các nhân viên PR luôn nhận thức rõ rằng “Xây dựng và cải thiện các mối quan hệ là một phần quan trọng trong công việc của mình”.

Về mặt tổng quát thì một người làm nghề PR phải làm các công việc bao gồm:

  • Các công việc liên quan tới viết và biên tập các văn bản, tài liệu như: thông cáo báo chí, bản tin nội bộ, brochure, diễn văn…
  • Lên kế hoạch và tổ chức sự kiện cho công ty.
  • Phối hợp và tư vấn cho các phòng ban khác nhằm tạo dựng và phát triển các mối quan hệ với các nhóm đối tượng theo mức độ ưu tiên của từng công ty như: nhân viên công ty, đối tác, khách hàng, truyền thông, các cấp chính quyền, chính phủ…
  • Thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích và đưa ra ý kiến tư vẫn cho cấp lãnh đạo về các vấn đề liên quan tới hình ảnh công ty.
  • Dự báo, ngăn ngừa khủng hoảng cho công ty.

Một nhân viên PR thường chỉ chuyên về một mảng trong số các công việc trên, song bạn cũng phải nắm vững các công việc còn lại. Ví dụ: khi công ty A muốn tổ chức một chương trình tại tỉnh X, trừ trường hợp chương trình đó là sự kiện lớn còn nếu không công ty có thể chỉ cử duy nhất một nhân viên đến tỉnh X. Nhân viên đó sẽ phải tìm kiếm và phối hợp với các đơn vị địa phương để tổ chức được sự kiện, do đó bạn cần nắm vững được mọi công việc của PR.

Bác sĩ đa khoa

  • Mức lương: trung bình 20 – 30 triệu đồng/tháng

Bác sĩ đa khoa là một bác sĩ điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân. Sự khác nhau giữa bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ giải phẫu đó là họ khám bệnh theo phương pháp tiếp cận toàn diện về thể trạng bệnh nhân cũng như môi trường sinh học, tâm lý và xã hội nơi bệnh nhân ở. Nhiệm vụ chuẩn đoán của họ không hạn chế vào một cơ quan nội tạng cụ thể của người khám, và bác sĩ đa khoa được đào tạo nhằm điều trị bệnh nhân với nhiều vấn đề sức khỏe mắc phải. Họ không giới hạn chữa trị theo giới tính, tuổi tác và mức độ phức tạp của căn bệnh mà họ sẽ điều trị phụ thuộc vào quy định ở từng quốc gia.

Vai trò của bác sĩ đa khoa thay đổi rất lớn giữa các quốc gia hay thậm chí trong mỗi quốc gia. Ở vùng đô thị của các nước phát triển vai trò của họ hẹp hơn và tập trung vào chữa trị các bệnh mãn tính, điều trị bệnh cấp tính nhưng không ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe; hoặc bác sĩ đa khoa có vai trò chuẩn đoán sơ bộ, phát hiện sớm và giới thiệu cho bệnh nhân đến một bệnh viện chuyên khoa, hoặc hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh hoặc thực hiện tiêm chủng. Trong khi đó, ở những vùng nông thôn của các nước đang phát triển hoặc phát triển, bác sĩ đa khoa có thể tham gia vào những ca sơ cứu khẩn cấp, hộ sinh; hoặc tại một số bệnh viện cấp huyện hoặc tỉnh họ tiến hành các ca phẫu thuật không phức tạp.

Ở một số nước phát triển thuật ngữ “bác sĩ đa khoa” (GP) đôi khi cũng đồng nghĩa với “bác sĩ gia đình”. Nói tóm lại, Bác sĩ Đa khoa được đào tạo toàn diện; có nhiệm vụ khám chữa bệnh tại các sơ sở y tế, điều trị và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tại nhà, thực hiện công tác phòng bệnh, giáo dục sức khỏe, tổ chức và quản lý các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học…

Bác sĩ đa khoa là người đầu tiên mà mọi người sẽ đến gặp khi đi chuẩn đoán bệnh hay đi khám định kì, nói cách khác, đây là người sẽ đảm bảo cho sức khỏe của bạn tốt hơn. Cũng giống như y tá, các nữ bác sĩ đa khoa có lợi thế trong cả việc giao tiếp cũng như tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân. Với sự nhiệt tình, chu đáo cùng với đó là trách nhiệm của một người phụ nữ, đó là lí do tại sao người ta lại yêu thích công việc bác sĩ đa khoa. Việc làm này không chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội, nó còn tạo ra hiệu ứng về mặt đạo đức. Cứu người qua cơn nguy hiểm- chính vì nhiệm vụ cao cả đó nên bác sĩ bao giờ cũng có phần được kính trọng nhiều hơn các ngành nghề khác. Dĩ nhiên công việc gắn liền với sức khỏe và mạng sống của con người như vậy nên mức thu nhập của bác sĩ đa khoa quả thực rất cao so với mặt bằng chung các nghề khác.

Mặt khác, đây có thể là một công việc không hề gò bó, thay vì làm việc ở bệnh viện, bạn hoàn toàn có thể tự mở phòng khám chữa bệnh tư nhân làm việc tại nhà dành cho chính mình và tự chủ động về mọi thứ. Công việc thuận tiện, chủ động, thu nhập cao – đây đích thực là công việc đáng yêu thích và phù hợp cho phụ nữ ngày nay.

Một số tố chất cần có khi theo nghề Bác sĩ đa khoa:

  • Lòng nhân hậu, thương người, sự cảm thông và chia sẻ
  • Khả năng giao tiếp tốt, phong thái cởi mở, biết cách tạo sự tin cậy
  • Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu
  • Kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ
  • Có đôi bàn tay khéo léo, có sức khỏe tốt, đặc biệt có thần kinh vững vàng
  • Học tốt môn sinh học, hóa học

Chuyên viên hoạch định chiến lược

  • Mức lương: trung bình 20 triệu đồng/tháng

Chuyên viên hoạch định chiến lược là người giúp vạch ra hướng đi của doanh nghiệp và xây dựng kế hoạch nhằm đạt đến các mục tiêu kinh doanh. Chuyên viên hoạch định chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được lợi thế cạnh tranh và phân bố nguồn lực hợp lý, từ đó giúp công ty từng bước phát triển. Công việc quản lí chiến lược được hiểu nôm na là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược của tổ chức, xây dựng các chính sách và kế hoạch để đạt được các mục tiêu và phân bổ các nguồn lực của tổ chức cho việc thực hiện các chính sách, kế hoạch này. Như vậy, nhiệm vụ quản trị chiến lược bao gồm ba phần chính: thiết lập mục tiêu – tức xác định tổ chức muốn đi đâu, về đâu; xây dựng kế hoạch – tức xác định tổ chức sẽ đi đến đó bằng con đường nào; bố trí, phân bổ nguồn lực – tức tổ chức dùng phương tiện, công cụ gì để đến đó.

Quản trị chiến lược giúp tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo đi đến mục tiêu đã định trong quỹ thời gian cho phép. Mục tiêu tổ chức được xác định trên cơ sở các phân tích rất cẩn trọng và khoa học về tình hình thị trường, khách hàng, xu thế tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, sự thay đổi về công nghệ, môi trường pháp lý, tình hình kinh tế xã hội, những điểm mạnh yếu nội tại, các cơ hội và nguy cơ có thể có từ bên ngoài… do vậy sẽ là những mục tiêu thách thức, nhưng khả thi, đáp ứng được sự mong đợi của cổ đông, của cấp quản lý và nhân viên.

Công việc này tuy phức tạp, đòi hỏi chuyên môn và khả năng quan sát thị trường nhanh nhạy, tuy nhiên với mức lương khủng được đưa ra, đây vẫn là công việc thu hút và thuận tiện dành cho nữ giới.

Trách nhiệm công việc

  • Hiểu và định hình chiến lược và sứ mệnh của công ty
  • Xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược và phân tích các đề xuất kinh doanh
  • Nghiên cứu tình hình cạnh tranh để xác định các nguy cơ và cơ hội
  • Đánh giá hiệu quả của các hoạt động chiến lược và vận hành
  • Phân bổ các quy trình, nguồn lực và các mục tiêu bộ phận phù hợp với chiến lược tổng thể
  • Tham gia đóng góp ý kiến vào những quyết định lớn gây thay đổi về mặt tổ chức (ví dụ như chuyển trọng tâm chiến lược, sáp nhập và mua lại)
  • Hướng dẫn các nhà quản lý cấp cao trong việc ra quyết định hiệu quả
  • Xây dựng các dự báo và các mô hình phân tích
  • Theo dõi và phân tích xu hướng ngành cùng các thay đổi thị trường

Yêu cầu công việc

  • Tốt nghiệp Đại học các ngành Quản trị Kinh doanh, Tiếp thị, Tài chính hoặc lĩnh vực có liên quan; là Thạc sĩ, MBA là một lợi thế
  • Có kinh nghiệm đảm nhận vị trí Chuyên viên hoạch định chiến lược hoặc Tư vấn kinh doanh
  • Thành thạo nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu
  • Có kiến thức về cách thức vận hành doanh nghiệp và các thủ tục cần thiết
  • Chứng minh được khả năng tư duy chiến lược
  • Có đầu óc phân tích với khả năng giải quyết vấn đề
  • Thành thạo kỹ năng tổ chức và lãnh đạo
  • Thành thạo kỹ năng giao tiếp xuất sắc

Nhân viên ngân hàng

  • Mức lương: từ 10 – 25 triệu đồng/tháng, tùy vào thâm niên và quy mô ngân hàng

Khoảng cách thu nhập giữa những nhân viên hoạt động trong ngành Ngân hàng và Tài chính so với các ngành nghề khác đã được giảm bớt trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, đây vẫn là ngành kinh doanh có nhiều lợi nhuận tiềm tàng nhất. Các nhân viên có thể có được mức thưởng bằng 100% lương cơ bản.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lãnh vực ngân hàng và tài chính đặt ra yêu cầu rất cao đối với nhân viên của mình, họ phải là những người có tài năng thực thụ cộng với lòng ham muốn được phát triển nghề nghiệp và các kỹ năng. Chính vì thế mà các nhà quản lý thường tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhân viên có thể tiến xa hơn trong nghề nghiệp của mình.

Thông thường, các ngân hàng đầu tư thường đưa ra các đãi ngộ sau:

  • Huấn luyện sản phẩm, kỹ năng trình này và ngôn ngữ
  • Huấn luyện sử dụng các công cụ hỗ trợ làm việc như: Excel, Acess, kế toán…
  • Phát triển các kỹ năng chuyên môn bao gồm: Báo cáo lãi & lỗ, phát triển hệ thống, kế toán đa đơn vị tiền tệ và báo cáo điều tiết dòng tiền.
  • Chính sách luân chuyển công việc, cho phép nhân viên xoay vòng ở tất cả các phòng ban trong ngân hàng nhằm xây dựng các kiến thức và quan hệ.

Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp các hóa huấn luyện và cơ hội ( hỗ trợ về tài chính) cho các nhân viên của mình để có được bằng cấp cao hơn như SFA, IMRO, PIA, MBA và các chứng chỉ về tài chính. Dù bạn quyết định gia nhập vào phòng ban nào của ngân hàng, điều có thể chắc chắn là bạn sẽ làm việc trong một đội hình đa kỹ năng. Điều này tạo ra một nền văn hóa chia sẻ các ý tưởng và kiến thức xuyên suốt thị trường quốc tế và các bộ phận doanh nghiệp.

Hoạt động trong một lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt, ngân hàng thường xuyên phải cung cấp các dịch vụ tài chính phức tạp. Nhân tố bảo đảm cho sự thành công của một ngân hàng thương mại chính là nguồn nhân lực luôn sẵn sàng giải quyết mọi khó khăn. Bạn có thể sẽ phải đối mặt với các thách thức về chuyên môn trong một ngành kinh doanh quá rộng lớn hay vô số các vấn đề đòi hỏi kỹ năng phân tích. Ngoài ra, bạn phải hiệu rằng những việc bạn đang làm sẽ có ảnh hưởng rất rộng lớn và lâu dài. Bạn sẽ phải học tập và rèn luyện không ngừng nếu muốn tiến bộ. Ngay từ giai đoạn đầu, bạn đã phải chuẩn bị tinh thần để đón nhận các thử thách, sự thăng tuyến, chuyển phòng ban làm việc hay thậm chí phải làm việc xa nhà.

Nhà tâm lý học

  • Mức lương: trung bình 10 – 20 triệu đồng/tháng

Sức hút của ngành tâm lý học trong những năm gần đây rất cao. Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người cụ thể đó là cảm xúc, là ý chí và hành động của mỗi người. Ngoài ra, tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.

Những người có chuyên môn ứng dụng hoặc nghiên cứu trong lĩnh vực này được gọi là nhà tâm lý học. Nhiệm vụ của nhà tâm lý đó là nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý, nghiên cứu quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý đó và vai trò, chức năng của tâm lý đối với hoạt động của con người.

Theo học ngành tâm lý học các bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở tới nâng cao về lĩnh vực tâm lý như: tâm lý học giao tiếp, tâm lý học gia đình, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn học đường, các chuyên đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống,… Nhà tâm lí học là cố gắng mô tả, dự đoán và giải thích các hành vi của con người và các quá trình tinh thần, cũng như giúp thay đổi và cải thiện cuộc sống của con người và thế giới xung quanh khiến nó trở nên tốt hơn. Nhà tâm lý học sử dụng các phương pháp khoa học để tìm kiếm câu trả lời có căn cứ và hợp lý hơn rất nhiều so với các câu trả lời thường không chính xác thu được từ trực giác và sự ước đoán.

Trở thành một nhà tâm lí học xuất sắc là một công việc ưu tiên dành cho phái nữ. Phụ nữ là những nhà tâm lý học tốt hơn bởi vì họ có thể hiểu được cảm xúc và vấn đề tình cảm tốt hơn đàn ông. Hơn ai hết, mỗi người phụ nữ đã là một nhà tâm lí học tài ba trong chính cuộc sống của mình, trong mối quan hệ gia đình, bạn bè, con cái, hay trong mối quan hệ xã hội. Thường thường, phụ nữ bao giờ cũng hay để ý và quan tâm đến tâm trạng người khác hơn đàn ông, họ cũng thường có cách xử lí nhẹ nhàng và chuẩn xác hơn. Bởi vậy việc điều chỉnh và cải thiện tâm trạng tốt hơn cho bệnh nhân luôn luôn được phái yếu làm việc hết mình với năng suất và chất lượng cao. Đó cũng là lí do tại sao công việc tâm lí học lại là một trong những công việc có mức thu nhập cao nhất dành cho phụ nữ. Họ hoàn toàn có thể làm việc tại nhà và chủ động về thời gian.

Review Nếu Bài Viết Hữu Ích

Related Posts