Để quảng bá thương hiệu hiệu quả, các doanh nghiệp thường dùng đến phương pháp đặt biển quảng cáo ngoài trời.
Nhưng không phải ai cũng am hiểu hết luật quảng cáo ngoài trời nên khi bắt tay vào thực hiện, các doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại không đáng có. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau…
A. LUẬT QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI
1. Luật Quảng Cáo Ngoài Trời Theo Điều 17: Phương Tiện Quảng Cáo Ngoài Trời
Dựa trên luật quảng cáo ngoài trời hiện hành, hình thức quảng cáo ngoài trời bao gồm các phương tiện như sau:
– Bảng biển quảng cáo tấm lớn billboard (bảng quảng cáo một cột), pano (bảng quảng cáo ốp tường), băng rôn (banner, poster), biển hiệu, hộp đèn, màn hình LED, LCD quảng cáo… Đây là nhóm quảng cáo ngoài trời phổ biến nhất.
– Quảng cáo trên phương tiện giao thông như xe buýt, xe taxi, xe ô tô cá nhân, xe máy, xe đạp…
2. Luật Quảng Cáo Ngoài Trời Theo Điều 18 và 19: Nội Dung Trên Quảng Cáo và Thể Hiện Qua Ngôn Ngữ
Theo luật quảng cáo ngoài trời Việt Nam quy định, các phương tiện quảng cáo ngoài trời có mặt tại Việt Nam bắt buộc phải đề chữ bằng tiếng Việt, nếu là doanh nghiệp nước ngoài thì tiếng Việt sẽ đi theo sau dòng chữ tiếng Anh.
Thông tin về sản phẩm/dịch vụ trên quảng cáo cần chính xác, rõ ràng để giúp khách hàng biết mặt hàng mình đang tiếp cận là mặt hàng gì.
>>> Bài viết liên quan: Tư vấn quảng cáo biển hộp đèn Lightbox ấn tượng
3. Luật Quảng Cáo Ngoài Trời Theo Điều 27: Quảng Cáo Trên Bảng Quảng Cáo
Những quy định mà các doanh nghiệp cần tuân thủ khi đặt bảng quảng cáo bao gồm:
– Phải tuân thủ những quy định theo luật về an toàn giao thông, không vướng, gây cản trở hệ thống đê điều, lưới điện, và làm ảnh hưởng đến các di tích lịch sử văn hóa.
Để tránh việc che đèn giao thông, bảng biển chỉ dẫn thì tránh giăng băng rôn ra giữa đường. Tìm hiểu kỹ các kế hoạch quy hoạch nơi muốn đặt bảng quảng cáo và cần được các cơ quan có thẩm quyền công nhận.
– Các thông tin không thể thiếu trên biển quảng cáo ngoài trời hay băng rôn đó chính là địa chỉ, tên của doanh nghiệp và mặt hàng cần quảng bá.
– Đối với những bảng quảng cáo có nội dung tuyên truyền, cổ động cho những chính sách chính trị, xã hội, thì luật quảng cáo ngoài trời cho doanh nghiệp bắt buộc phải:
– Đối với biển quảng cáo dọc thì thương hiệu, logo để ở dưới cùng, còn nếu như biển quảng cáo treo ngang thì các thông tin tương tự để bên phải.
– Độ lớn của biển quảng cáo phải chừa khoảng 20% cho thương hiệu, logo của hãng.
– Thời giao treo biển quảng cáo không quá 15 ngày kể từ ngày treo
4. Luật Quảng Cáo Ngoài Trời Theo Điều 28: Quảng Cáo Trên Màn Hình Led
– Bắt buộc phải thực hiện theo Luật quảng cáo ngoài trời, cũng như theo sự quy hoạch quảng cáo của nơi bạn muốn treo. Nếu doanh nghiệp nào muốn quảng cáo thông qua màn hình led quảng cáo ngoài trời.
– Không được có âm thanh phát kèm theo trên màn hình bảng quảng cáo ngoài trời.
– Đối với những loại biển quảng cáo nằm ngoài phạm vi điều 28 thì cần phải tuân theo Luật Môi trường khi muốn phát ra âm thanh.
5. Luật Quảng Cáo Ngoài Trời Theo Điều 32: Quảng Cáo Trên Các Phương Tiện Giao Thông
– Các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân theo Luật quảng cáo ngoài trời, cũng như là Luật giao thông khi muốn dán biển quảng cáo ngoài trời trên xe taxi, xe ô tô cá nhân, xe buýt.
– Quảng cáo đặt trên xe buýt và taxi không được dán ấn phẩm trước mặt xe, sau mặt và trên nóc xe. Diện tích của ấn phẩm chiếm dưới 50% diện tích của phương tiện dán.
– Nếu doanh nghiệp thi công dán quảng cáo ngoài trời trên các phương tiện đang lưu thông thì chỉ cần tuân thủ luật quảng cáo ngoài trời chứ giấy phép thì không cần phải làm.
>>> Bài viết liên quan: Hành vi bị cấm trong quảng cáo và mức xử phạt
B. TRƯỜNG HỢP CẤM KHÔNG CHO QUẢNG CÁO
Ngoài những điều luật quảng cáo ngoài trời đã nêu ở trên, thì quảng cáo ngoài trời không thể thực hiện được nếu vi phạm một trong những Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo do Quốc hội quy định theo điều 8 Luật quảng cáo 16/2012/QH13, ngày 21/6/2012 như sau:
– Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo (quy định tại Điều 7 của Luật quảng cáo). Cụ thể:
- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Thuốc lá.
- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
- Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
– Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
– Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
– Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
– Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
– Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
– Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
– Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
– Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
– Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
– Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
– Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
– Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
– Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
– Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
– Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
C. QUY ĐỊNH KHÁC VỀ CẤP PHÉP QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI
1. Quy Định Về Cấp Phép Quảng Cáo Ngoài Trời
Từ ngày 01/01/2013 không cấp giấy phép thực hiện quảng cáo ngoài trời bằng hình thức quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo, bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu,…
Căn cứ Điều 29 Luật Quảng cáo 2012, tổ chức cá nhân khi thực hiện quảng cáo chỉ cần nộp hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo. Nếu cơ quan có thẩm quyền không có ý kiến trả lời bằng văn bản thì tổ chức, cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo.
Lưu ý: Riêng đối với trường hợp xây dựng công trình quảng cáo, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương.
2. Thủ Tục Xin Giấy Phép Xây Dựng Công Trình Quảng Cáo
Theo khoản 2 Điều 31 Luật Quảng Cáo 2012 có nêu rõ, những trường hợp xây dựng công trình quảng cáo (màn hình quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công ty xây dựng) phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương:
– Màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
– Biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
– Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.
Hồ Sơ Xin Cấp Phép bao gồm: (Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ).
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của bên đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
3. Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập.
– Hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu.
4. Văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước (Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước).
5. Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo.
Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.
Hy vọng thông qua bài viết này, các doanh nghiệp nắm rõ được luật quảng cáo ngoài trời để có thể đẩy mạnh quảng bá thương hiệu một cách chuẩn xác và nhanh chóng.
Nguồn: https://adsngoaitroi.vn/mot-so-dieu-luat-quang-cao-ngoai-troi-doanh-nghiep-can-nam-ro/
Vui lòng liên hệ: 0908393069 hoặc web adsngoaitroi.vn để được tư vấn và nhận báo giá tốt nhất.