Nước sạch và vệ sinh môi trường gắn liền với cuộc sống của con người. Nếu nguồn nước không chất lượng thì sức khỏe của người sử dụng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Và khi chất lượng cuộc sống tăng, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, các công nghệ lọc nước đã ra đời nhằm giải quyết vấn đề về nguồn nước sinh hoạt.
Vậy trong các công nghệ lọc thông dụng hiện nay như CDI, Nano, RO, UF hay UV, đâu là công nghệ phù hợp với gia đình bạn? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Công nghệ lọc nước nào tốt nhất hiện nay
Khoảng hơn 4000 năm trước, người cổ đại đã dùng than, cát, … để có được nước uống vị “ngon” hơn. Từ cuối thế kỷ 17, sự phát triển của kính hiển vi đã mang lại cho các nhà khoa học những hiểu biết mới về vi sinh vật tồn tại trong nước.
Dần dần, “lọc nước” đã trở thành một khái niệm phổ biến khi con người bắt đầu sử dụng máy lọc nước trong gia đình, con người dần hiểu hơn về nước và tìm cách để xử lý.
Năm công nghệ lọc nước phổ biến như công nghệ lọc CDI, Nano, RO, UF, UV là những nỗ lực không ngừng của con người trong việc đưa đến nguồn nước trong lành, tươi mát và có lợi cho sức khoẻ, đồng thời bảo vệ trang thiết bị gia đình. Bạn đã biết về các công nghệ lọc này chưa?
Dưới đây là ưu điểm, nhược điểm của các công nghệ lọc nước có trên thị trường hiện nay
Công nghệ CDI
Tính đến thời điểm hiện tại, công nghệ CDI là công nghệ lọc nước tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay với công nghệ lọc nước siêu hấp thụ. Công nghệ CDI áp dụng phương pháp điện phân dùng điện cực để hút các ion hòa tan như ion kim loại, các chất độc hại … trong nước.
Ảnh minh họa công nghệ lọc CDI
Điểm ưu việt của công nghệ này là lọc nước giữ khoáng, việc giữ lại hơn 60% khoáng chất có sẵn trong nước, sẽ giúp cơ thể con người tự hấp thu đủ lượng khoáng cần thiết.
Điều đặc biệt ở công nghệ này là 90% nước được giữ lại trong quá trình lọc, tránh được tình trạng lãng phí tài nguyên nước đang dần thiếu hụt. Đồng thời, cũng giúp tuổi thọ lõi lọc bền hơn, hạn chế hư hỏng hay phải thay thế nhiều trong quá trình sử dụng.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ CDI phù hợp với đa dạng nguồn nước, lọc được cả các nguồn nước khó có độ cứng cao, nước giếng, ion kim loại nặng,… kể các nước bị nhiễm phèn nặng. Tại Việt Nam, từng có nhà sản xuất VietdreamTeach, Maxdream ứng dụng thành công công nghệ này trên quy mô công nghiệp và gia đình.
Hiện nay, một số nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm lớn đang ứng dụng máy lọc nước công nghệ CDI để đảm bảo nguồn nước cho hoạt động sản xuất của nhà máy và nhu cầu sử dụng của người lao động.
Như vậy, máy lọc nước ứng dụng công nghệ CDI phù hợp cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và cả sản xuất.
Công nghệ CDI giữ lại đến 90% lượng nước, do đó, lượng nước thải ra môi trường sẽ rất ít góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm hiện nay.
Công nghệ Nano
Đây là công nghệ được phát triển theo các tiêu chuẩn của châu Âu với màng lọc xử lý nước theo cơ chế: Lọc cơ học nhằm loại bỏ những tạp chất có kích thước lớn; Lọc hấp thụ bằng cách giữ lại kim loại nặng gây độc trong nước; Lọc trao đổi ion xử lý thành phần Ca2+, Mg2+ gây cứng nước; Lọc diệt khuẩn bằng cách tiêu diệt vi khuẩn trong nước.
Công nghệ lọc dùng áp lực tự nhiên vẫn giữ được những khoáng chất cần thiết có sẵn trong nước, đồng thời giúp tiết kiệm năng lượng tiêu thụ.
Ảnh minh họa công nghệ lọc Nano
Về nhược điểm, đối với nguồn nước mặn, nước lợ thì máy lọc Nano không thể xử lý hoàn toàn được. Với nguồn nước có nhiều cặn, ông nghệ Nano cũng cần có hoàn nguyên hoặc thiết bị làm mềm nước nếu xử lý nguồn nước có nhiều cặn trong một thời gian dài.
Nếu không có các bước tiền xử lý nguồn nước thì màng Nano sẽ dễ bị hư hỏng và cần phải thay thế thường xuyên. Các vấn đề này đến nay vẫn chưa được khắc phục.
Công nghệ RO
Công nghệ RO là công nghệ lọc thẩm thấu ngược sử dụng màng bán thấm để loại bỏ các chất không phải là nước. Lỗ lọc siêu nhỏ chỉ 0.0001 micromet và quy trình lọc với tốc độ (áp lực) mạnh đảm bảo cho ra được nguồn nước tinh khiết nhất.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các khoáng chất có sẵn trong nước đều bị loại bỏ hoàn toàn.
Ảnh minh họa công nghệ lọc RO
Về nhược điểm, công nghệ lọc nước RO có hạn chế rất lớn khi không giữ lại được các khoáng chất tự nhiên cần thiết cho cơ thể như canxi, natri, magie, nguồn nước từ công nghệ này sẽ khiến cơ thể thiếu hụt các vi lượng và nhiều vấn đề sức khoẻ khác nếu dùng sau một thời gian dài.
Vấn đề tiêu hao điện năng của công nghệ lọc RO cũng được đề cập đến, hệ thống cần máy bơm để tăng áp lực dòng chảy, tiềm ẩn nguy cơ chập điện, cháy bơm khi vận hành không có nước.
Máy lọc RO cũng thải ra từ 40-60% lượng nước, tức giữ lại được khoảng 40% nước, khá lãng phí nguồn nước, màng RO cũng dễ hư hỏng, giá thành cao khi thay mới.
Hiện tại, công nghệ RO được ứng dụng quy trình thẩm thấu ngược trong y tế, kết hợp với màng lọc có có lỗ lọc siêu nhỏ cho ra chất lượng nước tinh khiết đạt 99%. Nhờ đó, loại bỏ được các vi khuẩn gây hại mà có thể uống trực tiếp không cần đun sôi. Công nghệ RO ứng dụng phù hợp với nhiều nguồn nước khác nhau.
Công nghệ UV
Công nghệ này sử dụng đèn UV để xử lý và loại bỏ các vi khuẩn có trong nước và các khoáng chất tự nhiên vẫn được giữ lại. Tuy nhiên tia UV chỉ có tác dụng với nước trong, không màu.
Ảnh minh họa công nghệ lọc UV
Cơ chế lọc được hiểu đơn giản là nguồn nước đi qua buồng thép nơi có chứa tia UV, dưới tác dụng của tia UV vi khuẩn mất tác dụng và tạo ra được nguồn nước an toàn để sử dụng.
Về nhược điểm, máy ứng dụng công nghệ UV được cho là không hiệu quả đối với các tạp chất hòa tan như rỉ sét, thuốc trừ sâu, florua, asen, v.v. Ngoài ra, các máy lọc này cũng không hiệu quả đối với nước bùn.
Nước lọc UV cũng không thể cho vào các bể chứa lớn, khá bất tiện nếu muốn sử dụng ở quy mô lớn, cần dòng chảy liên tục. Đồng thời, nguồn nước đầu vào vẫn cần được lọc sạch trước khi đưa vào xử lý.
Công nghệ UF
Đây là công nghệ siêu lọc được ứng dụng nhiều trong việc xử lý chất thải, lọc nước chế biến nước giải khát…
Ảnh minh họa công nghệ lọc UF
Công nghệ UF hoạt động theo 2 nguyên lý:
– Từ ngoài vào trong: tức là lớp lọc nằm bên ngoài màng lọc, khi dòng nước được đẩy vào các tạp chất sẽ được giữ lại ở bên ngoài.
– Từ trong ra ngoài: tức là lớp lọc nằm bên trong màng lọc, khi dòng nước đẩy vào từ bên trong màng lọc thì dòng nước sạch ở bên ngoài màng lọc.
Một nhược điểm lớn của công nghệ này là các cặn bẩn, rong rêu và vi khuẩn sẽ bị giữ lại ở phía đáy cốc lọc. Sau một thời gian sử dụng, những chất này sẽ đóng cặn gây tắc nghẽn đầu lọc, ảnh hưởng chất lượng nước.
Những thông tin trên giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về các công nghệ lọc nước đang ứng dụng trên thị trường hiện nay. Tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế, phục vụ chỉ để ăn uống, sinh hoạt hay ở quy mô lớn, công nghiệp như nhà máy, dây chuyền sản xuất mà người dùng sẽ quyết định lựa chọn thiết bị với công nghệ nào. Hy vọng bạn sẽ chọn được sản phẩm ưng ý phù hợp nhu cầu của mình.